NƠI BẮT ĐẦU CUỘC SỐNG KHÔNG GIỚI HẠN CHO NGƯỜI MẤT THÍNH LỰC

Cứ 1000 ca sinh thì có từ 1 đến 4 trẻ sơ sinh bị mất thính lực.1 Khi không được điều trị, trẻ có thể trở thành một cuộc đấu tranh để học hỏi và kết nối xã hội với gia đình, bạn bè và thế giới.


Là cha mẹ của trẻ mất thính lực, được biết về tình trạng mất thính giác ở trẻ em là bước đầu tiên để đưa ra quyết định tốt nhất cho tương lai của con. Lĩnh vực khoa học và công nghệ thính giác đã có những bước tiến vượt bậc trong những năm gần đây. Chúng ta đang sống trong thời đại có giải pháp thính giác cho các loại và mức độ mất thính lực. Hành động sớm để cải thiện tình trạng mất thính lực của con là rất quan trọng.


Hỗ trợ con trên hành Trình nghe nói

Tuổi thơ là khoảng thời gian kỳ diệu để khám phá và học hỏi. Bạn sẽ muốn chắc chắn rằng con có thể tích cực tham gia vào tất cả các hoạt động. Là cha mẹ trẻ mất thính lực, bạn có thể có nhiều câu hỏi và lo lắng về những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Hàng triệu gia đình trên khắp thế giới, giống như gia đình của bạn, đang chấp nhận thực tế là con họ sẽ cần trợ giúp về thính giác.

Hành trình của bạn sẽ bắt đầu bằng việc thu thập thông tin và hiểu những gì có thể xảy ra cho bạn và con.

Bằng cách cải thiện khả năng nghe của con, bạn đang trao cho chúng cơ hội tạo ra những kết nối bền chặt với gia đình, bạn bè và thế giới xung quanh.


Hiểu về tình trạng mất thính lực của con

Mỗi đứa trẻ đều đặc biệt và duy nhất. Và mất thính giác có thể ảnh hưởng đến con theo những cách khác nhau. Bốn yếu tố chính—tuổi tác, trình độ, can thiệp và hỗ trợ—có thể xác định ảnh hưởng của việc mất thính lực đối với cuộc sống của con.

1.

TUỔI

Những năm đầu tiên của trẻ là những năm quan trọng nhất đối với sự phát triển lời nói và ngôn ngữ. Vì vậy, người mất thính lực bẩm sinh hoặc sau khi sinh một thời gian ngắn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất về mặt phát triển ngôn ngữ và nghe nói.

2.

MỨC ĐỘ

Mức độ nghe kém có thể từ nhẹ đến nặng. Mức độ càng nghiêm trọng thì tác động càng lớn.

3.

SỰ CAN THIỆP

Trẻ càng sớm được xác định bị mất thính lực và nhận được các dịch vụ hỗ trợ càng sớm thì cơ hội học ngôn ngữ nói càng lớn.

4.

HỖ TRỢ

Trẻ khiếm thính nếu được điều trị và can thiệp kịp thời và phù hợp có thể lớn lên và phát triển như những trẻ có thính lực bình thường.


Bạn đã biết?

Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em bị điếc bẩm sinh hoặc mất thính lực từ rất sớm và được can thiệp thích hợp trong vòng sáu tháng tuổi—có mức độ phát triển ngôn ngữ ngang bằng với các trẻ cùng lứa tuổi khi được 5 tuổi.2


Tại sao điều quan trọng nhất là phải hành động sớm?

Việc trẻ tiếp xúc với nhiều từ vựng sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển trí não và giúp phát triển vốn từ vựng cũng như kết quả học tập.3,4 Để trẻ nhỏ phát triển ngôn ngữ nói và khả năng đọc viết, chúng cần tiếp xúc với hàng triệu từ và hàng nghìn giờ lắng nghe.3,5 Cả hai yếu tố số lượng và chất lượng đều quan trọng. Con bạn có thể nghe tốt như thế nào sẽ phụ thuộc vào sự đa dạng và phức tạp của ngôn ngữ bạn sử dụng.6

Đối với trẻ khiếm thính, âm thanh không đến được não như bình thường. Can thiệp để giải quyết sớm tình trạng mất thính lực của con sẽ mang lại cho trẻ cơ hội phát triển các kỹ năng cần thiết để sống một cuộc sống trọn vẹn nhất và cũng để đạt được mọi cột mốc phát triển, tận hưởng từng khoảnh khắc và kết nối trọn vẹn với thế giới âm thanh xung quanh trẻ.

Để biết thêm chi tiết vui lòng gọi 090 2699902.




Nơi bắt đầu cuộc sống không giới hạn cho người mất thính lực

Mặc dù máy trợ thính là một giải pháp cho nhiều người, nhưng chúng không làm cho thính giác của con trở nên hoàn hảo. Máy làm cho âm thanh to hơn và dễ hiểu hơn. Máy cũng có thể làm giảm tác động của mất thính lực đối với cuộc sống của con. Tuy nhiên, ngay cả những máy trợ thính tinh vi nhất cũng chỉ có thể hữu ích nếu trẻ vẫn còn nghe được.

Mất thính lực có nghĩa là một phần của tai không hoạt động bình thường. Thông thường, máy trợ thính có thể bù đắp cho sự mất mát bằng cách làm cho âm thanh to hơn và dễ nghe hơn. Tuy nhiên, khi mất thính lực nghiêm trọng, việc tạo ra âm thanh to hơn có thể không đủ.

Cấy ốc tai điện tử là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho trẻ em bị mất thính lực nặng hoặc sâu. Những thiết bị này làm cho âm thanh dễ hiểu hơn. Bộ cấy bỏ qua phần bị hư hại của ốc tai và kích thích lên dây thần kinh thính giác để cung cấp cho trẻ âm thanh và lời nói rõ ràng để hiểu thế giới xung quanh.


Ốc tai điện tử giúp thay đổi cuộc sống

Khi các chuyên gia sức thính học xác định rằng máy trợ thính của con không còn hiệu quả, đó là lúc bạn nên cân nhắc cấy ốc tai điện tử.

Cấy ốc tai điện tử hiện là giải pháp y tế duy nhất có thể phục hồi chức năng của một trong năm giác quan, đó là lý do tại sao nhiều bác sĩ gọi ốc tai điện tử là “phép màu công nghệ”.

Một hệ thống ốc tai điện tử bao gồm hai thành phần chính: bộ phận cấy ghép bên trong và bộ xử lý âm thanh bên ngoài. Không giống như máy trợ thính giúp khuếch đại âm thanh, ốc tai điện tử bỏ qua phần tai bị tổn thương để truyền tín hiệu âm thanh đến dây thần kinh thính giác.

Hệ thống cấy ốc tai điện tử là một công nghệ tinh vi được thiết kế để bắt chước khả năng nghe tự nhiên cho những người bị mất thính lực nghiêm trọng. Hầu hết những người đeo ốc tai điện tử đều cho thấy khả năng hiểu lời nói của họ được cải thiện nhiều hơn, ngay cả trong môi trường ồn ào khi so sánh với những người đeo máy trợ thính bị mất thính lực đáng kể.


So sánh máy trợ thính với ốc tai điện 

CẤY GHÉP ỐC TAI ĐIỆN TỬ

  • Đeo trên tai.
  • Khuyên dùng cho trẻ em được chẩn đoán bị mất thính lực từ nhẹ đến trung bình (20 –70 dB).
  • Tiếp nhận, phân tích và khuếch đại âm thanh.

TRỢ THÍNH

  • Hệ thống ốc tai điện tử gồm một thiết bị được cấy vào tai, và một bộ phận khác đeo trên tai.
  • Khuyên dùng cho trẻ em được chẩn đoán bị mất thính lực nặng hoặc sâu (trên 70 dB).
  • Truyền âm thanh trực tiếp đến não.
  • Giúp trẻ nghe được các âm thanh có tần số cao hơn như tiếng chim hót líu lo.
  • Khi công nghệ được cải thiện, nâng cấp bộ xử lý âm thanh cho phép trẻ tận hưởng các tính năng nghe mới và mở rộng khả năng mới mà không cần thay đổi bộ cấy.


Hệ thống ốc tai điện tử hoạt động như thế nào?

1

Micrô T-mic từ Advanced Bionics được đặt ở ống tai, giúp thu nhận âm thanh và mang lại trải nghiệm nghe tự nhiên nhất.

2

Sóng âm thanh được bộ xử lý âm thanh AB chuyển đổi thành tín hiệu kỹ thuật số chi tiết

3

Sau đó, đầu thu tín hiệu sẽ truyền các tín hiệu kỹ thuật số đến ốc tai điện tử và dãy điện cực ở trong tai.

4

Dãy điện cực kích thích dây thần kinh thính giác.

5

Dây thần kinh thính giác gửi các xung động đến não, não diễn giải chúng dưới dạng âm thanh.


Những lợi ích từ ốc tai điện tử

Chọn cấy ghép ốc tai điện tử là một quyết định thay đổi cuộc đời, vì con bạn có thể:

  • Có khả năng phát triển các kỹ năng nghe, nói và ngôn ngữ bình thường.
  • Có thể thích nghe nhạc, xem truyền hình và nói chuyện qua điện thoại.
  • Có được cảm giác hòa nhập, cho phép các con giao tiếp và kết nối với bạn bè và gia đình.
  • Xây dựng các kỹ năng và sự tự tin sẽ giúp ích cho các con khi trưởng thành, đi học và bắt đầu đi làm.


Hệ thống ốc tai điện tử

Ốc tai điện tử hoạt động như thế nào?




Các lựa chọn cho con

Thu thập thông tin về mất thính lực và cấy ghép ốc tai điện tử có thể là quá sức và mất thời gian với gia đình. Hãy kết nối với Advanced Bionics để chúng tôi có thể tư vấn giải pháp phù hợp với con bạn.

ĐỂ BIẾT THÊM CHI TIẾT VUI LÒNG GỌI 090 2699902.





REFERENCES

1.

American Speech-Language-Hearing Association. Causes of Hearing Loss in Children. Available at: <https://www.asha.org/public/hearing/Causes-of-Hearing-Loss-in-Children/> [Accessed 27 June 2022].

2.

World Health Organization, Child Hearing Loss. Act Now, Here’s How! Available at: <https://cdn.who.int/media/docs/default-source/documents/health-topics/deafness-and-hearing-loss/whd2016_brochure_en_2.pdf> [Accessed 27 June 2022].

3.

Hart, B., & Risley T. R. (1995). Meaningful differences in the everyday experience of young American children. Paul H Brookes Publishing.

4.

Romeo, R. R., Leonard, J. A., Robinson, S. T., West, M. R., Mackey, A. P., Rowe, M. L., & Gabrieli, J. D. E. (2018). Beyond the 30-million-word gap: Children’s conversational exposure is associated with language-related brain function. Psychological Science, 29(5), 700-710.

5.

Dehaene, S. (2009). Reading in the Brain: The Science and Evolution of a Human Invention. Viking.

6.

Hurtado, N., Marchmann, V. A., & Fernald, A. (2008). Does input influence uptake? Links between maternal talk, processing speed and vocabulary size in Spanish-learning children. Developmental Science, 11(6), 31-39.

D000032365